Giá Của Cái Nghèo

Chương 111




-Thế này… thế này là…

– Thế này là thế nào?tao cho nải chuối là được chứ của đâu cho tiền nhà mày .cái thân tao ,tao còn chưa lo xong , gánh thêm mày chỉ tổ còng lưng….

Thảo vào thế bí vẫn tha thiết xin xỏ:

– Anh là anh trai em, anh phải thương em với chứ. Ngày xưa anh chẳng bảo khi nào có chuyện gì gặp anh, anh sẽ giúp…

– Đấy là chuyện thời xưa mày đừng có nhắc, thời ấy, con. Gạo vẫn còn sống,thầy còn khỏe mạnh thì tao nói thế. Chứ giờ nó chết rồi, thầy nằm một chỗ rồi, tao cần một đưa vô tích sự như mày để làm cái gì. Mày chẳng giúp gì cho tao, sao tao phải giúp mày?

Những lời nói ngang như đấm vào lỗ tai khiến Thảo sững sờ . Nó giờ mới nhận ra, hóa ra nó đã không còn giá trị lợi dụng, Hiếu chỉ là mượn tay Thảo để chơi xấu Gạo. Nay Hiếu đã có những thứ hắn cần, thì giờ sẵn sàng bỏ lại những người không giúp ích được gì cho nó. Thảo cười chua chát, hóa ra ruột thịt cũng chỉ có ngần ấy, cũng bỏ mặc khi mình khó khăn, khi trong tay chẳng có gì.

Xin giúp đỡ không được, vay mượn cũng không ,Thảo nói đến vấn đề cuối cùng;

– Nếu anh đã không giúp đỡ, thế thì đừng trách em sống bạc. Mảnh sân thầy nói cho em, nay phiền anh dỡ nhà đi chỗ khác để em còn bán để trang trải cho chồng

Thảo nghĩ rằng ,tuy không vay mượn được, xong vẫn có cái để trói Hiếu, đợt trước khi xây, hắn có xây cả trên đất mà ông Đỏ cho cái Thảo . Nên bây giờ nếu hắn sống không tử tế, thì Thảo đòi lại là chuyện đương nhiên. Nhưng thằbg Hiếu nào có phải là người ác bình thường, rây vào nó thì chỉ có tổ thiệt. Trái ngược với suy nghĩ của Thảo rằng Hiếu phải xuống nước Xin xỏ , hắn sửng cồ lên định đánh em , không những thế, nó còn thách thức:

– Mày là cái thá gì mà đòi bán đất bán nhà tao? Đất nào là của nhà mày? Này!đừng có mà ăn nói bố láo, không tao đánh cho thì lại bảo xui.

Hiếu cãi trắng trợn nhiến cái Thảo đơ người, Thảo không biết gì đến luật lên, cho nên nó vẫn cố cãi:

– Ngày ấy rõ ràng thầy nói cho anh mảnh đất trong vườn ,còn cái sân này là của tôi, còn cái nhà này là của cái Gạo. Lúc đó anh bảo anh xây nhờ sang bên này, khi nào tôi cần thì anh trả. Thầy vẫn nằm trong kia anh đừng có mà tham lam ăn cả.

“Bốp!”””

Hiếu dang tay tát thẳng vào mặt em gái khiến cái Thảo quay cuồng. Hắn rít lên chửi em

– Này!liệu cái mồm mày đặt điều . Đất nào của mày ở đây. Chẳng chỗ nào sất, tất cả chỗ này là của tao rồi. Thầy cho mày cũng chỉ là cho bằng mồm thôi, có cái gì chứng minh không. Này! Lúc giàu có thì chẳng thấy nói gì, nay khó khăn địmh về đây cắn càn chắc. Tao cấm tiệt đấy nhé. Thôi, cút mẹ mày về mà nuôi thằ g điên, đừng sang đây nữa.

Thảo bấy giờ mới trắng mắt ra với thằng anh trai của mình, tầm này cũng chẳng anh trai em gái gì nữa sất, nó chửi hiếu:

– Sao mày khốn nạn thế hả? Mày ăn được của anh của em có ngon nghẻ gì không? Anh em trong nhà hữu hãn không giúp thì thôi đằng này còn chiếm đoạt. Để rồi tao xem, không có tao mày có làm được trò trống gì hay không?

Thảo ứa nước mắt, nó gào lên chửi, nhưng thái độ vênh váo của Hiếu đắc ý khi thấy em chẳng còn gì. Hiếu đẩy em một cái ngã dúi, hắn cười:

– Mày chẳng có gì mà đe dọa được tao đâu. Mày đị nh nói đến việc xin chữ kí của mày thì giấy tờ của tao mới có giá trị chứ gì. Nhầm to con ạ, mày chẳng có quyền hành gì trong nhà này nữa hết. Mày nhớ trước khi tao xây nhà, tao có đưa một tờ giấy cho mày kí không? Đấy là giấy ủy quyền đấy. Loại ngu như mày có biết ủy quyền là gì không? Là bây giờ tao có quyền nắm tất cả, còn mày thì cũng giống như cái Gạo, chẳng khác gì chết rồi.

Thảo sững người, nó nhớ đến hôm ấy, khi mà quý đến chở nó đi, vì vội vàng, vì tin tưởng anh trai, cho nên nó đã kí vào tờ giấy Hiếu đưa mà không đọc xem đấy là tờ giấy với nội dung gì. Hiếu bây giờ mới lộ mặt, tất cả mới trắng mắt thì tầm này cũng đã muộn mất rồi .

Thảo như đâm điên, mảnh đất là hi vọng cuối cùng để cứu vãn cuộc sống của nó. Nó gào lên rồi cấu vào mặt vào đầu Hiếu ,mặc cho Hiếu có gỡ nó ra, nó vẫn sống chết túm chặt lấy hòng xé áo xé quần. Thảo bây giờ không khác gì con chó ăn phải bả sắp chết, nhưng trước khi toi, nó vẫn điên cuồng cắn xé kẻ đã quăng miếng bả cho nó ăn, mà trước giờ nó cứ nghĩ đấy là miếng thịt ngon nghẻ.

Ông Đỏ nằm trong nhà, ông lại khóc, nước mắt chảy thành hai dòng đầm đìa cái gối đen kịt. Ông là bố chúng nó, ông vẫn còn nằm đây chửa chết, mà con cái ngoài kia vẫn đánh nhau tranh chia tài sản. Bảo ông làm cán bộ, lương lậu nhiều, tiền của giàu có khá giả , con cái tham giàu tranh nhau của cải thì không nói làm gì, đằng này, ngoài cái nhà gianh lợp từ hồi ông bà để lại ,có cái vườn chuối trồng để bán, ông đỏ làm gì còn cái gì. Ấy thế mà chúng nó đã đánh nhau thế này rồi, chẳng trách giàu có thì hay xẻ nghé tan đàn. Thật đau lòng lắm thay!

Sau một lúc đánh nhau, Hiếu cấm em gái bén bảng đến đây thêm một lần nào nữa. Trước khi bị Hiếu túm tóc lôi ra ngoài, Thảo vẫn còn gào mồm lên gọi:

– Thầy ơi,u ơi!thầy u dậy mà xem thằng con trai u đánh đuổi em gái ra ngoài đường đây này…

Nhưng, ông Đỏ làm gì có sức lực nào mà chạy ra gàn. Ngoài kia, anh em vẫn cứ đánh nhau, người cha già trong nhà nằm đấy vẫn rơi nước mắt.

Sau một hồi ồn ã, tất cả lại im lặng cô quạnh như sự vốn có ban đầu. Ngước lên trần nhà nhìn trong tuyệt vọng, ông Đỏ cảm thấy bản thân mình là một kẻ thừa, kẻ vô dụng trong chính căn nhà của mình đã gắn bó mấy chục năm qua. Năm giờ chiều, loa xã lại cất điệu nhạc dạo đầu như mọi ngày ,mở cho người dân nghe sau một ngày dài làm việc vất vả, ông Đỏ cũbg chỉ chờ ngóng có thế, chờ tiếng loa dè hát hò kể chuyện cho ông nghe đỡ buồn và trống trải. Hôm nay thứ bảy, loa sẽ phát về kể chuyện, mẩu thư tay hay, hoặc mẩu truyện ngắn. Cuộc đời đặt tên Đỏ xong ông lại gặp toàn vận đen, mọi khi nghe toàn chuyện gia đình hạnh phúc ,nay các con đánh nhau tranh chia tài sản thì gặp ngay quả truyện Thuận vợ Thuận chồng của Dao Ninh. Nghe tên thì không liên quan ,xong cũng kể về những đứa con trong nhà vì chia chát tài sản không đều nên giết nhau chết. Về sau đứa chết ,đứa đi tù. Các con mâu thuẫn ganh ghét nhau cuối cùng thầy u cũng là người đau khổ nhất. Càng nghe ông lại càng khóc tợn. Không nói được, xong đầu ông Đỏ nghĩ:” Nếu không ở trong cảnh này, không có những đứa con tham lam, sao dám nghĩ trên đời đồng tiền nó ghê gớm đến thế, nó hủy hoại cả một gia đình. Tiên sư bố nó! Còn Trẻ mà sao viết thâm nho thế không biết. Giống như thể nó đang chửi nhà mình vậy…”

Thảo về cũng kể tất cả cho bà Thanh nghe, bà không trách nó mà chỉ thở dài . Nếu không bị như ngày hôm nay ,làm sao bà biết lòng dạ của con người . Thôi thì chuyện đã vậy rồi, có than trách cũng đến thế. Bà Thanh nhìn căn nhà trơ khung đen kịt, nhìn trại lợn chẳng còn nấy một con. Bà quyết định bán mảnh đất này đi rồi mua một căn nhà nhỏ cho ba người cùng ở.

…. Nhà ông Phóng, sau bữa cơm, quyết vẫn ngồi rửa bát, vừa ngồi nói chuyện với bà Xoan. Từ hôm Quyết ở đây đến giờ, bà nhàn hơn hẳn, chẳng thấy ai như Quyết bảo bà cứ lên nhà chơi, còn để anh rửa bát. Bà Xoan thầm nghĩ, đúng thật trời phật thương cho cô Khuê tìm được người tốt bụng hiểu chuyện, tuy muộn nhưng còn hơn không. Từ hồi có Quyết về đây ép Khuê ăn uống đầy đủ, cứ ăn một bát là Quyết lại kéo tay bắt ngồi ăn thêm bát nữa .

Trông cái tướng ngồi chồm hỗm rửa bát xong hát nghêu ngao, Khuê buồn cười mãi.. ngồi trong nhà nhìn ra, cô nói với ông Phóng.

– Lên huyện học mà cái tính này ai cũng thích thầy ạ, cứ hài hài xong nói tếu nên được lòng mọi người lắm. Hôm trước con có gặp chú An, chú ấy bảo anh Quyết học nhanh lắm. Chắc cuối năm là được chuyển sang Huyện làm.

Ông Phóng gật đầu, nhìn thằng con rể cái gì cũng biết làm, ông nói:

– Thằng này nó thông minh lắm, chẳng qua nó chưa tiếp xúc nhiều với học hành nên nó ngây ngô thế thôi. Không biết u nó thế nào, xong thầy nghĩ bà ấy cũng là người khôn khéo nên dạy con mới lễ phép thế đấy.

Khuê gật, đôi mắt lấp lámh tự hào. Kể từ hôm ông Phóng nói về chuyện cho Quyết đi học, anh về hỏi ý kiến u, nhưng bà Hiền cũng chẳng biết thế nào đành quay sang hỏi Gạo . Tất nhiên điều này cô đã nghĩ đến từ trước, chuyện ông Phóng chấp nhận Quyết ông sẽ dũa cho anh thành người tài. Nên Gạo bảo bà Hiền cứ cho anh theo ông Phóng .

Nói trắng ra Quyết may mắn lắm khi có Gạo là quân sư đứng sau chỉ đạo , thì anh mới có cửa mà bước chân vào. Chứ không khôn khéo, không dẫn dắt, chưa vào đến nơi đã lợi dụng con gái nhà người ta để thăng quan tiến chức thì một người già dặn nhìn đời như ông Phóng biết ngay.

Từ hôm đồng ý theo vợ đi học, anh ở lại đây hẳn, dăm ba hôm mới về thăm nhà. Dù rất muốn gặp bà Hiền nói chuyện người lớn, xong Quyết lấy lí do chưa thích hợp để gặp gỡ nên lại thôi. Anh hứa với ông Phóng:” khi nào con có công ăn việc làm xứng với vợ con, con sẽ đón u con lên đây nói chuyện với thầy”.

Ông Phóng pha chè sau mỗi bữa ăn như thường lệ, hơi nóng bốc lên đưa theo hương trà nhài thơm thoang thoảng phảng phất. Khuê cũng tự rót cho mình một chén nhỏ uống như mọi khi, nhưng hôm nay lạ lắm, vừa đưa chén nước chè kề môi thì Khuê nôn. Cô bịt miệng ôm bụng chạy thẳng ra vườn nôn sạch, ăn trưa no bao nhiêu giờ cũng theo đường đó mà ra hết.

Đang ngồi ở sân giếng thấy vợ chạy đi nôn không kịp xỏ dép thì Quyết sợ, bỏ dở bát đũa rồi ra vỗ lưng cho vợ. Nhìn mặt Khuê tím tái, dựa vào bờ tường thở không nên hơi. Nghĩ bị trúng gió, đợi vợ nôn xong Quyết bế thốc vợ vào trong giường nằm.

Tại đây, ông Phóng cũng sợ, đứng đấy nhìn các con chăm nhau không biết phụ cái gì, bởi Quyết đã làm cả. Gì chứ cái chuyện sơ cứu này anh làm thành thạo ra trò. Khuê vẫn tỉnh ,chỉ là xanh lét như tàu lá , sau khi bắt vợ uống hết cốc nước ấm, anh lấy dầu gió bôi vào lòmg bàn tay bàn chân cho Khuê. Thấy bà Xoan đứng đấy, anh gọi:

– Cô Xoan đi lấy hộ con cái thìa nhỏ vào đây. Để cháu cạo gió cho Khuê.

Bà Xoan trong lúc cuống,nghe Quyết nói bèn gật đầu chạy xuống bếp lấy thìa. Có điều gì đó bà thấy nó không đúng, nhưng lại không chắc.

Sau khi cầm được cái thìa lên, đặt vào tay Quyết rồi, bà Xoan nhìn mặt Khuê. Giây phút khi Quyết toan cạo gió cho vợ thì bà Xoan gàn:

– Cậu, cậu! Đừ g cạo gió cậu ơi!

Bà Xoan đỡ lấy tay Quyết không cho cạo, nghĩ bà Xoan không biết nên Quyết nói:

– Cô cứ để con làm, Khuê chắc bị trúng gió nên giờ con phải cạo cho gió ra bớt, thì Khuê mới khỏe được.

Bà Xoan vẫn không buông tay sau câu nói, bà ngập ngừng, câu nói này không biết có nên nói ra không, bởi nếu không đúng, bà lại reo rắc vào Khuê thêm buồn. Nhưng nếu là đúng như những gì bà suy nghĩ, mà bà để Quyết cạo gió, sau Khuê làm sao ai chịu. Nhưng cuối cùng, bà Quyết định nói:

– Cậu ơi! Tôi nghi cô Khuê… có… có bầu rồi. Cậu đừng cạo không lại ảnh hưởng.

Sau câu nói của bà Xoan , tất cả đều bất ngờ, xen lẫn vào đó là nhen nhóm một niềm tin, một hi vọng nhỏ bé, tuy không to, xong ai nghe xong cũng cảm thấy ấm áp.

Ông Phóng giật cục hỏi bà Xoan:

– Sao…. sao bà biết?nó có thai thật à? Không thể như thế chứ?

– Tôi …. tôi không chắc, nhưng nhìn mặt cô Khuê tôi thấy nghi lắm. Cũng chẳng biết tả dấu hiệu của người bầu thế nào cho ômg hiểu, nhưng bình thường mặt người có chửa cũng tái tái trắng trắng thế này, kiểu như bị thiếu máu ấy. Tôi đẻ mấy lứa nên tôi trông thấy giống lắm.

Đến Khuê cũng hồi hộp không kém trước câu nói của bà Xoan. Cô ngồi bật dậy, cô nói:

– Hay …. hay đi lên trạm khám xem thế nào? Con con nóng ruột quá.

Khuê nói, bà Xoan liền khuyên:

– Tôi sợ bầu bé y tế xã không phát hiện được đâu. Theo tôi, hai vợ chồng vào tiệm thuốc bắc cho người ta bắt mạch, cách đấy gần như chính xác tuyệt đối. Nếu phải, thì lên Hà nội vào viện lớn mà khám ,chứ quê mình nghèo, máy móc chả chuẩn đâu.

Khuê và Quyết gật đầu, lòng thấp thỏm , xen lẫn sự kì vọng và mong mỏi có con. Nếu đúng là Khuê có con thật, không hiểu là tất cả còn vui sướng đến mức nào.